Quyền hạn Tòa_án_Hiến_pháp_Nga

Với nhiệm vụ bảo vệ những nguyên tác cơ bản của Hiến pháp, quyền và lợi ích của người dân tác động tới Hiến pháp. Tòa án Hiến pháp có quyền hạn:[2]

  • Theo yêu cầu của Tổng thống, Quốc hội Liên bang, Chính phủ Liên bang, Tòa án Tối cao, Tòa án Trọng tài Tối cao, các cơ quan lập pháp và hành pháp của các chủ thể Liên bang xem xét, giải quyết các vụ việc liên quan tới Hiến pháp: Các quyết định, nghị định của Tổng thống, Quốc hội Liên bang, Hiến pháp các nước Cộng hòa, Điều lệ, Luật Hiến pháp và các văn bản pháp luật của các chủ thể Liên bang;
  • Giải quyết các tranh chấp thẩm quyền giữa các cơ quan Chính phủ, giữa cơ quan của Chính phủ và các cơ quan của chủ thể Liên bang, giữa cơ quan Nhà nước và các cơ quan của chủ thể Liên bang;
  • Giải thích Hiến pháp Liên bang;
  • Theo yêu cầu của Quốc hội Liên bang đưa ra kết luận luận tội Tổng thống về tội phản quốc hay vi phạm nghiêm trọng hay không;
  • Giải tán các tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan Chính phủ, giữa cơ quan của Chính phủ và các cơ quan của chủ thể Liên bang, giữa cơ quan Nhà nước và các cơ quan của chủ thể Liên bang;
  • Theo khiếu nại của công dân yêu cầu tòa án, kiểm tra tính hợp hiến của các bộ luật được áp dụng trong các trường hợp cụ thể;
  • Đưa ra những sáng kiến có tính chất pháp luật về những vấn đề thực hiện Hiến pháp;
  • Thực hiện những quyền khác do Hiến pháp, hoặc những bộ luật khác quy định;